YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

YD K34 ĐHYD Cần Thơ


 
PortalTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Time is Gold
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Click vào màn hình để cho cá ăn
Liên Kết
Latest topics
» Đề Huyết học
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeTue Aug 18, 2015 3:28 pm by sukute

» Khẩn Khẩn!!! Tổng hợp thực tập huyết học!!!!!
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeMon May 25, 2015 11:13 pm by giangxoai

» Phác đồ điều trị nhi khoa - BV Nhi Đồng 1
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeSun Apr 19, 2015 3:46 pm by nhung dao

» TIỀN 2 USD, 100 USD MẠ VÀNG
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeWed Dec 24, 2014 10:38 am by xudienlangquan

» TỔNG HỢP BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeSat Oct 11, 2014 9:19 pm by honngoctrongda

» dạy organ . piano . nhạc lý . sáng tác tại nhà Cần Thơ
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeTue May 27, 2014 7:51 pm by thich_choi_nhac

» Bánh xe đẩy PU rẻ tại Hóc Môn
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeFri May 09, 2014 11:18 am by TranThanh232

» Đại cương sai khớp
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:44 am by noitiethoc

» BG suy tim
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:37 am by noitiethoc

» Case lâm sàng huyết học
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:30 pm by noitiethoc

» Nelson Textbook of Pediatrics 19th
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:27 pm by noitiethoc

» Trắc nghiệm Giải Phẩu Bệnh
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeSat Feb 15, 2014 10:46 am by hoangyb

» Cài Windows - Bản quyền - Chất lượng - Giá rẻ - Cần Thơ - 50 000Đ/Máy
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeFri Dec 27, 2013 11:32 pm by phucnguyentv

» xin tài liệu
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeThu Jun 06, 2013 2:18 am by drdien09

» BG Dược Lý Lâm Sàng DHYD TP HCM
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeMon Feb 18, 2013 3:28 pm by nhungle89

Nhạc không lời tuyển chọn

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar


Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu FeXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Icon_minitimeMon Nov 07, 2011 9:52 pm
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_06
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_01Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_02_newsPhân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_03
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_04_newbabyPhân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_06_news
Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_07Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_08_newsPhân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Bgavatar_09
[Thành viên] - baby
Member Cấp 1
Member Cấp 1
Tổng số bài gửi : 4
Thành Tích : 16
Join date : 05/01/2011
Age : 33
Đến từ : TP Cần Thơ

Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe Vide

Bài gửiTiêu đề: Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe

Tiêu Đề : Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe


--------------------------------------------------
Tổng quan về thiếu máu thiếu sắt



GS. BS. Trần Văn Bé

BV. Truyền máu Huyết học TP. HCM



I. Tổng quan thiếu máu

Thiếu máu là sự mất quan bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể. Hay nói cách khác thiếu máu chính là do sự mất cân bằng giữa tiêu hủy quá mức với sự giảm thiểu quá tình tái tạo máu.

Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành hàng ngày sinh lý bình thường của cơ thể bị mất đi từ 40 – 50ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại đủ số lượng đã mất.

Nói thiếu máu là thiếu hồng cầu. Hồng cầu có đời sống từ 100 – 120 ngày và hàng ngày khoảng 1/100 – 1/200 số lượng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách đó là điều kiện sinh lý bình thường.

Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí cacbonic (CO2) thải từ các tế bào qua phổi để thải ra ngoài nhằm đáp ứng đời sống của con người. Vận chuyển oxy hay CO2 là do huyết sắc tố của hồng cầu. Huyết sắc tố là thành phần cơ bản của hồng cầu. Nó chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu và có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu.

Huyết sắc tố (Hb) ở người phụ thuộc vào tuổi, giới, hoạt động hay nằm nghỉ, nơi cư trú đồng bằng hay núi cao và màu da. Thí dụ: Hb trẻ sơ sinh 165g/l, hay sau tuổi dậy thì, nam có thể 200g/l. Hb nam > Hb nữ. Hb người da trắng > người da đen = 5g/l (Hoa Kỳ). Người sống núi cao Hb # 200g/l.

Trong xác định thiếu máu người ta xác định các yếu tố sinh học của máu là chính còn dấu hiệu lâm sàng thường đến sau sự thiếu hụt các yếu tố sinh học. Do đó người ta nói rằng:

Thiếu máu là sự giảm khả năng mang oxy của máu khi mà nồng độ Hb giảm, đếm số lượng hồng cầu giảm do hematocrite giảm. Nhưng nồng độ Hb giảm là xác định thiếu máu chính xác nhất.

Sự thay đổi sinh lý trong thiếu máu: Hb giảm sẽ gây ra sự phân giải oxy ở tổ chức giảm. nếu oxy tổ chức giảm gây ra thể tích hô hấp tăng và tim đập nhanh lên. Nếu Hb < 100g/l thì sẽ gây ra rối loạn hô hấp và tim làm cho người bệnh thở nhanh, tim đập nhanh. Bên cạnh đó nhằm bù đắp sự giảm Hb cơ thể sẽ kích thích tiết Erythropoietin (EPO) để tăng Hb, tăng sự tạo máu.

Sự thay đổi cơ thể trong thiếu máu: thiếu máu làm ảnh hưởng dòng chảy và không khí trong máu làm tim đập nhanh nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh lý tim: tim xung huyết, viêm cơ tim... Thiếu máu gây thiếu oxy ở não làm rối loạn tâm tính, các cơ kém hoạt động gây nhức đầu... Thiếu máu làm thay đổi hệ thống tiêu hóa như: viêm lưỡi, teo lưỡi, loét lưỡi... Thiếu máy gây thay đổi hệ thống da: da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay móng chân dễ vỡ...

Thiếu máu không phải là bệnh mà là dấu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý ở người. Chẩn đoán thiếu máu dựa chủ yếu vào yếu tố sinh học, còn dấu chứng lâm sàng thường đến sau các yếu tố sinh học.

Tầm soát thiếu máu dựa vào các yếu tố sinh học ở máu ngoại vi

1. Định lượng huếyt sắc tố (Hb).

2. Đếm số lượng hồng cầu.

3. Đo hematocrite.

4. Tính nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (NĐHbTBHC).

5. Tính lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (LHbTBHC).

6. Tính thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC).

7. Sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW).

Các chỉ số sinh học: định lượng huyết sắc tố, số lượng hồng cầu, đo hematocrit giảm, chính xác nhất huyết sắc tố giảm là xác định thiếu máu còn các chỉ nồng độ Hb trung bình HC, lượng Hb trung bình hồng cầu và thể tích trung bình hồng cầu là để phân loại các loại thiếu máu. Chỉ số sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW) là đẻ xác định các loại bệnh lý mắc phải hay di truyền bẩm sinh gây ra thiếu máu.

Các chỉ số sinh học của hồng cầu người bình thường


Đối tượng
Chỉ số
Người trưởng thành (1)
Trẻ em từ 3 – 18 tháng (2)

Nam
Nữ
Trai
Gái
SLHC x 1012
4,8 ± 0,62
4,3 ± 0,52
3,9 ± 0,4
3,9 ± 0,3
Hb g/l
142,9 ± 10,8
128,2 ± 10,8
109 ± 9
112 ± 9
Hematocrite l/l
0,43 ± 0,02
0,39 ± 0,02
0,33 ± 0,03
0,33 ± 0,03
NĐHb TBHC g/l
339 ± 9
340 ± 9
330 ± 20
340 ± 24
LHbTBHC pg
32,4 ± 1,2
31,7 ± 1,0


TTHC fl
95,5 ± 2,9
95,4 ± 2,8
85 ± 8,5
85 ± 8
RDW %
13,5 ± 1,5 (3)

(1)Theo TTTMHH; (2) Theo TT Nhi khoa; (3) Theo thế giới



Phân loại các loại thiếu máu: có thể phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh hoặc theo phân loại hình thái kích thước hồng cầu.

1. Phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh:

- Thiếu máu do rối loạn tế bào gốc là thiếu máu do sản xuất không đủ hồng cầu hoặc không đủ huyết sắc tố.

· Do giảm số lượng các yếu tố tạo hồng cầu trong tủy xương: có thể do di truyền bẩm sinh hoặc do mắc phải.

· Do bệnh lý ức chế tạo hồng cầu mặc dù đủ yếu tố thường do bệnh lý mắc phải.

· Do thiếu yếu tố đặc hiệu tạo hồng cầu.

- Thiếu máu do tan máu:

· Do rối loạn bên trong hồng cầu: do cấu trúc màng hồng cầu, thiếu men hồng cầu, rối loạn tổng hợp huyết sắc tố do globin hay do heme.

· Do rối loạn bên ngoài hồng cầu: do rối loạn miễn dịch và do rối loạn không do miễn dịch bởi các yếu tố ngoại lai.

- Thiếu máu giả tạo: là thiếu máu do bị tăng thể tích huyết tương do sinh lý hoặc bệnh lý.



2. Phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:

- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc khi:

· NĐHbTBHC < 300g/l

· LHbTBHC < 27 pg

· TTTBHC < 60 fl

- Thiếu máu HC to khi

· NĐHbTBHC < 370g/l

· LHbTBHC < 30 pg

· TTTBHC < 105 fl

- Thiếu máu hồng cầu bình sắc khi

· NĐHbTBHC < 300g/l

· LHbTBHC < 28 pg

· TTTBHC < 80 fl

Ý nghĩa của việc phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:

- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.

- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.

- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.

Giá trị của chỉ số sự phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW = Red (cell) Distribution width).

RDW: BT = 13,5 ± 1,5% (12 – 15%)




TTTBHC thấp
TTTBHC BT
TTTBHC cao
RDW cao
- Thiếu máu thiếu sắt
- Bệnh về gan
Thiếu máu do thiếu acid folic

- HBS, HbH
- Bệnh hoại tử tủy xương
- Thiếu máu do tan máu miễn dịch

- β Thalassemia
- B. xơ tủy xương

- Thiếu máu nguyên bào sắc

- CLL, CML

RDW bình thường
- β Thalassemia

- Bệnh suy tủy xương



- Thiếu máu bất sản tủy


Về điều trị thiếu máu: cố gắng điều trị nguyên nhân để cắt nguồn gây thiếu máu và điều trị triệu chứng là cung cấp các chất để tạo hồng cầu hay truyền máu. Hiện nay có chất Erythropoietin là chất để tạo nên hồng cầu nhưng sự chỉ định có giới hạn là trong thiếu máu khó chữa hoặc trong bệnh viêm thận mãn chỉ định vì các bệnh này không tạo được Erythropoietin để tạo hồng cầu.

II. Tổng quan thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một hội chứng thiếu máu thường hay gặp: đây là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

Hồng cầu là một tế bào sống không nhân. Thành phần hóa học chính trong nguyên sinh chất của hồng cầu chứa nước và huyết sắc tố. Huyết sắc tố là thành phần cơ bản chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu.

Huyết sắc tố cấu tạo bởi globin và heme. Globin bao gồm ácc chuỗi polypeptid do các acid amin cấu tạo nên. Heme là một chất protoporphyrin kết hợp với nguyên tử sắt có hóa trị 2 (Fe++).

Một người nặng 60kg có khoảng 4g sắt hay nói các khác sắt chiếm khoảng 0.005% trọng lượng của cơ thể và được phân chia 75% trong huyết sắc tố còn lại sắt được dự trữ ở tủy xương. Cứ 1g Hb thì có 3,4mg sắt và 1 lít máu có 0.5g sắt.

Sắt được sử dụng theo chu kỳ khép kín: quá trình tạo hồng cầu cần tiêu thụ sắt từ 3 nguồn sắt được phóng thích từ quá trình tan máu sinh lý (nguồn chính); sử dụng sắt dự trữ và sắt được hấp thu từ ruột non do bên ngoài đưa vào.

Tủy xương sử dụng khoảng 30mg sắt/ngày để tạo hồng cầu, chỉ cần độ 1 – 2mg từ thức ăn đưa vào, còn lại từ các kho dự trữ của cơ thể.

Sự mất sắt ở nam: 1 – 2mg/ngày và ở nữ là 2 – 4mg/ngày. Nhu cầu hàng ngày về sắt ở nam 10mg/ngày ở nữ là 15mg/ngày. Nhu cầu này tăng khi phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người ở tuổi mới lớn...

Tầm soát thiếu máu thiếu sắt dựa vào chủ yếu là yếu tố sinh học của hồng cầu. Tuy nhiên cũng có một số triệu chứng cũng có thể gợi ý về nguyên nhân thiếu sắt: móng tay, móng chân mềm, dễ gãy, lõm lòng thuyền, da khô, nứt mép, viêm lưỡi nuốt khó, tóc khô dễ gãy... ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng sốt, lách to. Thiếu ámu thiếu sắt tiến triển rất từ từ bên bệnh nhân chịu đựng tốt có khi thiếu máu đến nhanh, dồn dập, ngất xỉu, khó thở khi gắng sức, tim đập nhanh.

Xác định thiếu máu thiếu sắt bằng các yếu tố sinh học:

- Định lượng huyết sắc tố: giảm.

- Đếm số lượng hồng cầu: giảm.

- Đo hemacocrite: giảm.

- Chỉ số hồng cầu:

· Nồng độ HbTBHC < 300g/l

· Lượng HbTBHC < 27 pg

· Thể tích TBHC < 60 fl

- Chỉ số sắt:

· Sắt huyết thanh < 10 µmol/lít

· Hệ số bảo hòa siderophilin < 16%

· Ferritin huyết thanh giảm (BT: 30 – 160ng/ml)

Sinh lý bệnh học thiếu máu thiếu sắt:

Thiếu máu thiếu sắt là thiếu sắt để tạo nên huyết sắc tố. Thiếu máu thiếu sắt biểu hiện đầu tiên, sớm nhất là ferritin huyết thanh giảm, dẫn đến giảm sắt dự trữ, tỷ lệ transferin tăng biểu thị bằng tăng khả năng toàn phần cố định transferin. Sau nữa là sắt huyết thanh giảm: hệ số bảo hòa siderophylin giảm. Nếu nhuộm Perls (nhuộm sắt) ở tủy xương sẽ thấy mất các nguyên bào sắt (sideroblast).

Sau một thời gian dài thiếu sắt, thiếu máu sẽ xuất hiện với hồng cầu nhỏ rồi hồng cầu nhược sắc là thành phần chủ yếu của heme nên khi thiếu sẽ dẫn đến giảm tổng hợp Hb và làm tăng số lượng phân bào hồng cầu non. Kết quả là sản sinh ra các hồng cầu nhỏ với lúc đầu là số lượng hồng cầu đếm được bình thường.

Sau cùng là một thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Như vậy thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là một thiếu máu do hiện tượng suy tủy về chất lượng.




Xếp loại thiếu máu thiếu sắt theo nguyên nhân bệnh sinh



1. Thiếu máu do thiếu sắt:

Thiếu máu do thiếu sắt thường là các chảy máu mãn tính bệnh nhân không biết, bỏ qua không chú ý. Thiếu máu thiếu sắt gặp khoảng 90% các trường hợp thiếu máu. Nữ gặp nhiều hơn nam.

Nguyên nhân:

- Mất máu nhiều lần ở đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng, trực tràng... mất máu bệnh phụ khoa, cho máu nhiều lần, đái máu kinh diễn...

- Do cung cấp không đủ: trẻ đẻ non tháng, phụ nữ mang thai, tuổi thành niên, cắt bỏ dạ dày, tá tràng.

- Do rối loạn phân phối sắt: viêm nhiễm, ung thư.

- Do thiếu máu chlorose = thiếu máu không rõ nguyên nhân.

- Do thiếu máu phụ nữ tiền mãn kinh.

2. Thiếu máu thiếu sắt do tăng sắt là thiếu máu có hồng cầu nhược sắc, ferritin huyết thanh tăng, đường tiêu hóa hấp thu sắt tăng, hồng cầu sắt non tăng.

· Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn tổng hợp globin: gặp trong bệnh Thalassemia.

· Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn heme

Ngộ độc chì: gây độc men tổng hợp heme.

Thuốc Isoniazide (INH): ức chế hoạt động Pyridoxin.

Chloramphenicol: ức chế pyridoxin

· Thiếu máu thiếu sắt khác:

Do di truyền bẩm sinh: - có sự thay đổi chuyển hóa porphyrin

- tăng sắt ở trẻ có di truyền gen lặn.

Do mắc phải: - thiếu máu tăng sắt: người trên 50 tuổi kèm theo hồng cầu khổng lồ giả Biermer.

- truyền máu nhiều gây ứ sắt...

Vấn đề điều trị và dự phòng:

1. Điều trị:

· Điều trị nguyên nhân: là hết sức cần thiết.

· Điều trị bằng chất sắt: đường uống là tốt nhất. Sắt được sử dụng là sắt có hóa trị 2 (Fe++) dưới dạng hòa tan là sulfate, gluconate...

- Liều lượng: người lớn: 250mg/ngày (tối ưu) chia 2 – 3 lần uống vào bữa ăn; trẻ sơ sinh, trẻ em: 5mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.

- Thời gian điều trị: khi các chỉ số hồng cầu trở lại bình thường, thường khoảng 2 tháng. Sau đó tiếp tục dùng ½ liều lượng trên trong vòng 3 tháng nữa để củng cố sắt dự trữ.

- Theo dõi kết quả điều trị bằng các xét nghiệm: các chỉ số hồng cầu: Hb - số lượng HC, hematocrit, ferritin huyết thanh.

2. Phòng bệnh

Cần thêm chất sắt cho các trường hợp có nhu cầu tăng về sắt: trẻ em, người có thai...

Tình hình nghiên cứu thiếu máu thiếu sắt ở TP. HCM

- Nghiên cứu ở 587 người trong đó nam: 213; nữ 374 tuổi từ 17 – 45 tuổi ở huyện Củ Chi TP. HCM và huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh có trứng giun móc trong phân.

- Định lượng Hb:

· Nam: 75,2 – 149,6g/lít. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 111 – 162g/l.

· Nữ: 76,9 – 123,7g/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 108 – 148g/l.

- Đo hematocrit:

· Nam: 0,24 – 0,34 l/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 0,37 – 0,46 l/l.

· Nữ: 0,26 – 0,38 l/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hct: 0,34 – 0,44 l/l.

Số lượng có huyết sắt tố < 100 g/l chiếm 30,3%.

· Chỉ số sắt huyết thanh: nam: 55 – 65 µmol/l. Nữ: 45 – 55 µmol/l. (BT: 80 – 160 µmol/l)
Khảo sát huyết sắt tố người cho máu nhiều lần: số lượng khảo sát 4878 người. Nam: 1953 người. Nữ: 2925 người. Tổng số người không đủ tiêu chuẩn cho máu với Hb nam từ 120 g/l, nữ từ 115 g/l là 1539/4878 = 32%. Trong số này có 461/1539 người không đủ tiêu chuẩn cho máu có Hb < 100 g/l = 29,95%. Khảo sát chỉ số sắt với sắt huyết thanh nhận thấy có 45 – 55 µmol/l. Nhận thấy Hb càng thấp sắt huyết thanh càng giảm đặc biệt càng cho máu nhiều lần thì càng giảm Hb và giảm sắt huyết thanh.




Phân loại thiếu máu-Tổng quan về thiếu máu thiếu Fe

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
YD K34 ĐHYD Cần Thơ :: Góc Học Tập :: Nội Khoa :: Huyết Học-