YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

YD K34 ĐHYD Cần Thơ


 
PortalTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Time is Gold
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Click vào màn hình để cho cá ăn
Liên Kết
Latest topics
» Đề Huyết học
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeTue Aug 18, 2015 3:28 pm by sukute

» Khẩn Khẩn!!! Tổng hợp thực tập huyết học!!!!!
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeMon May 25, 2015 11:13 pm by giangxoai

» Phác đồ điều trị nhi khoa - BV Nhi Đồng 1
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeSun Apr 19, 2015 3:46 pm by nhung dao

» TIỀN 2 USD, 100 USD MẠ VÀNG
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeWed Dec 24, 2014 10:38 am by xudienlangquan

» TỔNG HỢP BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeSat Oct 11, 2014 9:19 pm by honngoctrongda

» dạy organ . piano . nhạc lý . sáng tác tại nhà Cần Thơ
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeTue May 27, 2014 7:51 pm by thich_choi_nhac

» Bánh xe đẩy PU rẻ tại Hóc Môn
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeFri May 09, 2014 11:18 am by TranThanh232

» Đại cương sai khớp
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:44 am by noitiethoc

» BG suy tim
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:37 am by noitiethoc

» Case lâm sàng huyết học
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:30 pm by noitiethoc

» Nelson Textbook of Pediatrics 19th
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:27 pm by noitiethoc

» Trắc nghiệm Giải Phẩu Bệnh
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeSat Feb 15, 2014 10:46 am by hoangyb

» Cài Windows - Bản quyền - Chất lượng - Giá rẻ - Cần Thơ - 50 000Đ/Máy
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeFri Dec 27, 2013 11:32 pm by phucnguyentv

» xin tài liệu
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeThu Jun 06, 2013 2:18 am by drdien09

» BG Dược Lý Lâm Sàng DHYD TP HCM
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeMon Feb 18, 2013 3:28 pm by nhungle89

Nhạc không lời tuyển chọn

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar


Rối hóa loạn chuyển lipid máuXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Icon_minitimeTue Nov 22, 2011 7:39 pm
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_06
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_01Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_02_newsRối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_03
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_04_newAdminRối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_06_news
Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_07Rối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_08_newsRối hóa loạn chuyển lipid máu Bgavatar_09
[Thành viên] - Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 367
Thành Tích : 1423
Join date : 16/12/2010
Age : 33
Đến từ : 233/39A Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Rối hóa loạn chuyển lipid máu Vide

Bài gửiTiêu đề: Rối hóa loạn chuyển lipid máu
https://ydk34.forumvi.com

Tiêu Đề : Rối hóa loạn chuyển lipid máu


--------------------------------------------------
Mỡ trong máu cao (Rối hóa loạn chuyển lipid máu)
BS. TRƯƠNG DẠ UYÊN
Khoa Nội Tiết- BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
“Mỡ trong máu cao” là cách mà dân gian dùng để gọi bệnh “rối loạn chuyển hoá lipid máu”. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và Protein (chất đạm). Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride.
1. Mỡ trong máu do đâu mà có?

Chất mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride

a. Nguồn gốc mỡ cholesterol

Một phần cholesterol trong cơ thể là do thức ăn mang lại, tuy nhiên gan mới là cơ quan chủ yếu tổng hợp nên cholesterol.

- Sau khi ăn thức ăn có nhiều mỡ (thịt mỡ, óc heo, lòng đỏ trứng, da ga da vịt da heo…) mỡ sẽ được hấp thu tại ruột rồi đưa đến gan.

- Có thể ví gan giống như một nhà máy chế biến mỡ. Cholesterol được hấp thu qua thức ăn gan chuyển hóa thành rất nhiếu dạng mỡ khác nhau để đưa vào máu, từ đó chuyên chở đi khắp nơi trong cơ thể.

- Có 3 loại cholesterol: VLDL-c, LDL-c và HDL-c

+ VLDL: Mang mỡ từ gan đi các nơi khác trong cơ thể, sau khi nhường bớt mỡ cho các tế bào thì VLDL sẽ chuyển thành LDL.

+ LDL: Đây là thủ phạm chính gây xơ vữa mạch máu, nên còn được gọi là cholesterol xấu.

+ HDL: Còn được gọi là cholesterol tốt, do HDL có khả năng lấy bớt cholesterol đọng ở các thành mạch máu, mang về lại cho gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa.


b. Nguồn gốc mỡ triglyceride

90% mỡ triglyceride trong máu đều do thức ăn mang lại. Sau một bữa ăn có nhiều chất béo, nồng độ triglyceride trong máu tăng cao. Tuy nhiên với một cơ thể khoẻ mạnh bình thường, 12 giờ sau hầu như tất cả các triglyceride này sẽ được cơ thể chuyển hoá hết. Triglyceride được tổng hợp và chuyển hoá qua lại ở tại gan và mô mỡ.


2. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong máu của tôi có quá nhiều mỡ?

- Tăng LDL- cholesterol (mỡ xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não …Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

- Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao ( >1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.





Rối hóa loạn chuyển lipid máu 1

3. Các bác sĩ sẽ cho bạn thử máu như thế nào để biết có rối loạn chuyển hoá mỡ?

- Về cơ bản chỉ cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-c và LDL-c trong máu là đủ để biết bạn có bị rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu hay không.


4. Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng


NÊN
KHÔNG NÊN
- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
- Ăn nhiều tỏi
Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt.
- Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
- Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
- Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.
- Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh)
- Thường xuyên dùng các món chiên xào.
- Ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng, xí quách…)
- Ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, …)
- Uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)
- Hút thuốc lá.


Vận động


- Chọn một môn thể thao ưa thích và nhờ bác sĩ tư vấn xem nó có phụ hợp với sức khoẻ của bạn không (ví dụ: đi bộ, chơi cầu lông, bòng bàn, tenis, bơi, đá bóng…)

- Nên tập luyên đều đặn hàng ngày khoảng 30-60 phút (ít nhất là 3 ngày mỗi tuần)

- Thời gian tập luyện có thể tăng dần dần tuỳ theo khả năng.


5. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn chuyển hoá mỡ vậy bệnh của tôi cần phải được theo dõi như thế nào? Tôi phải uống thuốc trong bao lâu?

- Bạn nên kiểm tra mỡ trong máu định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng, hoặc mỗi năm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Theo dõi cân nặng thường xuyên mỗi tháng, nếu có dư cân phải tích cực tiết chế và vận động để giảm bớt cân thừa.

- Sau khi đã tích cực tiết chế và vận động mà kiểm tra lại mỡ trong máu của bạn vẫn còn cao thì bạn cần phải dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu.

- Ngoài ra, nếu bạn đang có bệnh đái tháo đường, suy thận mãn hoặc thiếu máu cơ tim… kèm theo, thì cần phải duy trì mỡ trong máu ở mức tối ưu mới đạt. Tốt nhất nên hỏi bác sĩ điều trị để biết mức cholestrol, LDL-c, HDL-c và triglyceride trong trường hợp cụ thể của bạn cần duy trì ở mức bao nhiêu là đạt yêu cầu.

- Thời gian dùng thuốc hạ mỡ có thể vài tháng, vài năm hoặc thậm chí duy trì suốt đời là tuỳ thuộc vào từng nhóm bệnh đi kèm, ví dụ

+ Nếu bạn còn trẻ chưa có bệnh tim mạch và đái tháo đường thì bạn chỉ cần tiết chế và vận động giảm bớt cân thừa. Sau 3 tháng, kiểm tra lại mỡ trong máu của bạn vẫn ở mức xấu, thì nên dùng thuốc trong một khoảng thời gian song song với việc tiết chế ăn uống và luyện tập.

+ Nếu bạn đã có bệnh tim mạch, bệnh lý thận mãn, hoặc đái tháo đường rồi thì việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì mỡ trong máu ở mức độ tối ưu là cực kỳ cần thiết để ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim trong tương lai.




Rối hóa loạn chuyển lipid máu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
YD K34 ĐHYD Cần Thơ :: Góc Học Tập :: Chuyên Khoa Lẻ :: Chẩn Đoán Hình Ảnh-