YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp YDK34

Xin vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tránh quảng cáo.
Xin cảm ơn!!
YD K34 ĐHYD Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

YD K34 ĐHYD Cần Thơ


 
PortalTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Time is Gold
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Click vào màn hình để cho cá ăn
Liên Kết
Latest topics
» Đề Huyết học
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeTue Aug 18, 2015 3:28 pm by sukute

» Khẩn Khẩn!!! Tổng hợp thực tập huyết học!!!!!
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeMon May 25, 2015 11:13 pm by giangxoai

» Phác đồ điều trị nhi khoa - BV Nhi Đồng 1
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeSun Apr 19, 2015 3:46 pm by nhung dao

» TIỀN 2 USD, 100 USD MẠ VÀNG
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeWed Dec 24, 2014 10:38 am by xudienlangquan

» TỔNG HỢP BÀI GIẢNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeSat Oct 11, 2014 9:19 pm by honngoctrongda

» dạy organ . piano . nhạc lý . sáng tác tại nhà Cần Thơ
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeTue May 27, 2014 7:51 pm by thich_choi_nhac

» Bánh xe đẩy PU rẻ tại Hóc Môn
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeFri May 09, 2014 11:18 am by TranThanh232

» Đại cương sai khớp
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:44 am by noitiethoc

» BG suy tim
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeSat Apr 19, 2014 6:37 am by noitiethoc

» Case lâm sàng huyết học
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:30 pm by noitiethoc

» Nelson Textbook of Pediatrics 19th
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeThu Apr 17, 2014 10:27 pm by noitiethoc

» Trắc nghiệm Giải Phẩu Bệnh
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeSat Feb 15, 2014 10:46 am by hoangyb

» Cài Windows - Bản quyền - Chất lượng - Giá rẻ - Cần Thơ - 50 000Đ/Máy
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeFri Dec 27, 2013 11:32 pm by phucnguyentv

» xin tài liệu
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeThu Jun 06, 2013 2:18 am by drdien09

» BG Dược Lý Lâm Sàng DHYD TP HCM
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeMon Feb 18, 2013 3:28 pm by nhungle89

Nhạc không lời tuyển chọn

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar


Synap và các chất dẫn truyền thần kinhXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeTue Nov 22, 2011 10:11 pm
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_06
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_01Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_02_newsSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_03
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_04_newAdminSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_06_news
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_07Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_08_newsSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_09
[Thành viên] - Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 367
Thành Tích : 1423
Join date : 16/12/2010
Age : 33
Đến từ : 233/39A Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Vide

Bài gửiTiêu đề: Synap và các chất dẫn truyền thần kinh
https://ydk34.forumvi.com

Tiêu Đề : Synap và các chất dẫn truyền thần kinh


--------------------------------------------------
SYNAP VÀ CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH

A. SYNAP:
I. Synap: là diện tiếp hợp giữa nơron này với nơron khác hoặc giữa nơron với tế bào đáp ứng (cơ). Cấu trúc một synap gồm : Màng trước synap, Khe synap, Màng sau synap.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hình:cấu trúc synap.
PHÂN LOẠI:
• Về mặt cấu trúc, synap được chia làm 2 loại :
1. Synap thần kinh - thần kinh : chỗ nối giữa 2 nơron với nhau.
2. Synap thần kinh - cơ quan: chỗ nối giữa nơron với tế bào cơ quan.
• Về mặt cơ chế dẫn truyền, synap cũng được chia làm 2 loại:
1. Synap điện học: (có nhiều trong cơ tim, cơ trơn) dẫn truyền bằng cơ chế điện học, cho phép các ion và các phân tử nhỏ khác đi trực tiếp từ tế bào này sang tế bào khác, do đó dẫn truyền tín hiệu nhanh.
2. Synap hóa học: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học thông qua chất trung gian hóa học.
a) Tế bào phát tín hiệu hóa học gọi là TB trước synap: là màng của cúc tận cùng (Cúc tận cùng: là đầu mút phình ra của các nhánh sợi trục, chứa các bóng nhỏ dễ vỡ, trong bóng có chứa chất truyền đạt thần kinh).
b) Khe tiếp hợp: Khe synap là khoảng hở giữa phần trước và phần sau synap (giữa nơron-nơron khoảng 150 Ao, giữa nơron – cơ khoảng 500Ao) . Tại đây có chứa các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua synap.
c) Tế bào sau synap: nơi nhận tín hiệu thần kinh thông qua các receptor (Rc), là màng của nơron (synap thần kinh - thần kinh) hoặc là màng của tế bào cơ quan (synap thần kinh - cơ quan).
Có nhiều cách tiếp hợp giữa nơron trước synap và nơron sau synap:
- Tiếp hợp hội tụ: nhiều nơron trước synap hội tụ trên 1 nơron sau synap.
- Tiếp hợp phân kỳ: 1 nơron trước synap tiếp hợp với nhiều nơron sau synap.
Synap hóa học có 2 tác dụng khu trú và lan tỏa:
- Synap khu trú: chất truyền đạt thần kinh được phóng thích từ những vùng giới hạn ở nút tận cùng và làm kích hoạt 1 vùng nhỏ trên sợi cơ.
- Synap lan tỏa: chất truyền đạt thần kinh được phóng thích không giới hạn, kích hoạt 1 vùng lớn của TB hay 1 số lớn TB. Synap lan tỏa rất đặc thù ở hệ thần kinh giao cảm, các TB thần kinh chứa Noradrenalin trong hệ TK trung ương.
II. Cơ chế dẫn truyền xung động qua synap: xung động chỉ được dẫn truyền theo 1 chiều từ màng trước synap đến màng sau synap.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Hình: Cơ chế dẫn truyền qua synap.
a) Các điều kiện cần cho sự dẫn truyền qua synap: có đủ cả 2 điều kiện sau đây:
- Phải có một lượng nhất định chất trung gian hóa học giải phóng vào khe synap khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng.
- Sau khi giải phóng ra, chất trung gian hoá học phải gắn được vào các Rc ở phần sau synap.
b) Quá trình truyền xung động thần kinh qua synap hóa học:
1. Cơ chế trước synap: sự thay đổi điện thế màng kích hoạt kênh Ca++ làm mở kênh và Ca++ vào đầu tận cùng. Ca++ làm túi chứa chất truyền đạt thần kinh hòa màng trước synap và phóng thích chất này qua khe synap bằng hiện tượng xuất bào.
[You must be registered and logged in to see this link.]
2. Cơ chế sau synap: chất truyền đạt TK đến gắn vào Rc đặc hiệu ở màng sau synap. Có 2 loại Rc:
- Rc kênh ion có 3 loại: kênh Na+ gây hưng phấn, kênh K+ và kênh Cl- gây ức chế.
- Rc enzym gây 3 hiệu ứng: chuyển hóa tạo ra AMPc dẫn đến kích thích nhiều hoạt động TB, hoạt hóa hệ thống gen làm tăng tổng hợp Rc, hoạt hóa proteinkinase làm giảm số lượng Rc màng.
@ Cơ chế phân tử của chất truyền đạt kích thích: (Chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế động).
- Mở kênh Na+: điện tích (+) đi vào nơron sau synap, tăng điện thế màng về phía (+), gây khử cực màng, tiến gần ngưỡng kích thích.
- Hạn chế kênh K+ hoặc kênh Cl-: lượng K+ đi ra ngoài giảm, lượng Cl- đi vào trong giảm, kết quả điện thế mặt trong nơron tăng về hướng (+) so với trước, tiến gần về ngưỡng kích thích.
- Gây ra những thay đổi về chuyển hóa bên trong TB, hoạt hóa chức năng TB làm tăng số lượng Rc kích thích hoặc giảm số lượng Rc ức chế trên màng sau synap.
@ Cơ chế phân tử của chất truyền đạt ức chế: (Làm tăng điện thế nghỉ).
- Mở kênh K+ : K+ được vận chuyển nhanh ra khỏi TB làm tăng điện (-) ở mặt trong. Tăng vận chuyển Cl- vào trong khiến cho mặt trong trở nên (-) hơn nữa so với mặt ngoài màng. Gây tăng phân cực màng, do đó có tác dụng ức chế.
- Hoạt hóa các Rc là các enzyme: ức chế chuyển hóa trong TB, tăng số lượng các Rc ức chế, giảm số lượng các Rc kích thích trên màng sau synap.
3. Chấm dứt dẫn truyền qua synap: khi chất truyền đạt TK được hấp thu trở lại vào đầu tận cùng nơron trước synap, sự truyền xung qua synap ngưng.



Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Paperclip Hình Kèm Theo




Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Icon_minitimeTue Nov 22, 2011 10:12 pm
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_06
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_01Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_02_newsSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_03
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_04_newAdminSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_06_news
Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_07Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_08_newsSynap và các chất dẫn truyền thần kinh Bgavatar_09
[Thành viên] - Admin
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 367
Thành Tích : 1423
Join date : 16/12/2010
Age : 33
Đến từ : 233/39A Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Synap và các chất dẫn truyền thần kinh Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Synap và các chất dẫn truyền thần kinh
https://ydk34.forumvi.com

Tiêu Đề : Synap và các chất dẫn truyền thần kinh


--------------------------------------------------
B. CHẤT TRUYỀN ĐẠT THẦN KINH: trong số gần 40 chất trung gian hóa học của hệ thần kinh, có chất chỉ kích thích, có chất chỉ ức chế, nhưng có chất vừa kích thích vừa ức chế tùy vào loại synap mà nó tác dụng. Chất truyền đạt thần kinh chia làm 2 nhóm: nhóm có phân tử nhỏ và nhóm có phân tử lớn.
I. Nhóm có trọng lượng phân tử nhỏ: gồm những chất có tác dụng nhanh và gây ra phần lớn các đáp ứng cấp của hệ TK như truyền tín hiệu cảm giác tới não và truyền tín hiệu vận động từ não ra các cơ.
- Được tổng hợp ở Cytosol của các cúc tận cùng, được hấp thu theo cơ chế tích cực vào các bọc chứa.
- Mỗi loại nơron chỉ tổng hợp và giải phóng 1 chất dẫn truyền có phân tử nhỏ.
- Tác động lên các Rc trong thời gian cực ngắn.
- Phần lớn ảnh hưởng lên các kênh ion, có 1 vài chất tác động lên các enzyme.
- Chuyển hóa: có 3 cách.
+ Khuếch tán ra khỏi khe synap vào các dịch xung quanh.
+ Phân hủy tại khe synap dưới tác dụng của enzyme.
+ Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng và được tái sử dụng.
MỘT SỐ CHẤT ĐIỂN HÌNH:
1. Acetylcholin (A.Ch): có trong hệ TK trung ương và ngoại biên.
a) Tổng hợp: A.Ch được tổng hợp từ Acetyl và Cholin (xúc tác: cholin acetyltransferaz) rồi được vận chuyển vào bọc. Sau khi giải phóng vào khe synap, A.Ch bị cholinesterase phân giải thành Acetat và Cholin. Cholin được vận chuyển tích cực vào trong các tận cùng để tái tổ hợp thành A.Ch mới.
[You must be registered and logged in to see this link.]
SƠ ĐỒ SINH TỔNG HỢP ACETYLCHOLIN (A.Ch)
(1) Cholin được vận chuyển qua màng có sự hổ trợ Na+
(2) A.Ch được vận chuyển có H+ hỗ trợ giống 1 nguồn năng lượng.
b) Bài tiết: A.Ch được bài tiết bởi nhiều vùng của não: TB tháp lớn, các nhân nền não, nơron chi phối cơ vân, sợi tiền hạch giao cảm và phó giao cảm, sợi hậu hạch phó giao cảm…
c) Tác dụng: kích thích, trừ ở tận cùng phó giao cảm thì có tác dụng ức chế.
d) Thụ thể: trong hệ TK trung ương và ngoại biên có 2 loại thụ thể với A.Ch:
- Thụ thể Nicotinic : khi bị kích hoạt sẽ mở cửa và cho phép cùng lúc dòng Na+ vào và K+ đi ra. Lực đẩy Na+ vào lớn hơn K+ ra nên gây khử cực màng.
- Thụ thể Muscarinic : M1 và M2, tác dụng qua protein G. Kích hoạt M1 làm giảm độ dẫn K+ qua men Phospholipaz C, gây khử cực màng. Kích hoạt M2 làm tăng độ dẫn K+ do ức chế men Adenyl cylaz, làm tăng phân cực màng.
[You must be registered and logged in to see this link.]feature=related
2. Norepinephrin (NE) hay Noradrenalin: có trong hệ TK trung ương, nơi tiếp hợp TK-cơ trơn trong hệ TK thực vật.
a) Tổng hợp: từ Dopamin bởi men dopamine-beta-hydroxylaz, stress làm tăng men này do đó làm tăng tổng hợp NE.
[You must be registered and logged in to see this link.]
SƠ ĐỒ SINH TỔNG HỢP NOR EPINEPHINE

(1) Tyrosin Hydroxylase
(2) Dopa_ Decarboxylase
(3) Dopa_ β_Hydroxylase
COMT: Cathechol – O – Methyl Transferase
MAO: Monoamin Oxidase
NMN: Normetanephrine
b) Bài tiết: NE được bài tiết bởi các noron nằm trong não, vùng dưới đồi và sợi hậu hạch giao cảm.
c) Tác dụng: kích thích hoặc ức chế.
d) Thụ thể: Có 2 loại thụ thể với NE:
- Thụ thể α:
+ α1: ở cơ trơn mạch máu, khi bị kích hoạt làm tăng Ca++ vào TB gây co cơ.
+ α2 (và β2): nằm trên màng của đầu tận cùng, điều hòa lượng NE phóng thích.
- Thụ thể β:
+ β1: ở tim, thận, mô mỡ. Khi bị kích thích làm tăng nhịp tim, bài tiết Renin, phân giải lipid.
+ β2: trên cơ trơn, khi bị kích thích gây giãn cơ.
- Ngoài việc kích hoạt kênh ion, khi NE gắn vào β2: biến đổi ATP thành AMPC , α2 và β2 gọi là autoreceptor. Khi NE trong khe synap tăng nhiều, α2 autoreceptor bị kích hoạt, ức chế sự phóng thích NE vào khe: ức chế ngược. Kích hoạt β2 làm tăng phóng thích NE: kích thích ngược. Sau khi không gắn với thụ thể, 80% NE được lấy lại vào đầu tận cùng, còn lại bị phân hủy trong khe synap bởi Cetachol-O-methytransferaz (COMT).
3. Dopamin:
a) Tổng hợp: từ Tyrosin, biến đổi thành DOPA bởi men Tyrosin hydroxylaz (TH), DOPA sau đó biến thành DOPAMIN bởi men DOPA decarboxylaz.
b) Bài tiết: bởi các nơron vùng chất đen và các nhân nền não.
c) Tác dụng: dopamin có tác dụng ức chế.
d) Thụ thể: Có 2 loại thụ thể Dopamin:
- Thụ thể D1: gây khử cực màng.
- Thụ thể D2: kích hoạt D2 làm tăng phân cực màng sau synap do tăng độ dẫn K+. Dopamin được lấy lại ở đầu tận cùng trước synap và được đóng gói (80%), còn lại bị hủy bởi COMT.
4. Một số chất khác:
- Serotonin: bài tiết ở các nhân của não giữa, sừng sau tủy sống và hạ đồi. Tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau ở tủy sống, vai trò trong hoạt động xúc cảm và gây ngủ.
- Glutamat: tổng hợp từ α-Ketoglutamat, là chất truyền thần kinh mạnh nhất của hệ TK. Có 3 loại thụ thể: Kainat, Quisqualat, N-methyl-D-aspartat (NMDA)
- Gamma amino butyric acid (GABA): truyền TK ức chế rất mạnh, tổng hợp từ Glutamat. GABA bài tiết ở tủy sống, tiểu não, nhân nền và nhiều vùng của vỏ não.
II. Nhóm có phân tử lớn:
- Bản chất là peptid nên gọi là peptid thần kinh.
- Mỗi noron có thể tổng hợp và bài tiết 1 hay nhiều peptid não
- Tác dụng chậm, kéo dài.
- Chuyển hóa:không được tái hấp thu như các chất phân tử nhỏ mà chỉ khuếch tán ra xung quanh rồi bị phá hủy bởi enzyme.
- Các chất điển hình: Endorphin, Vasopressin, Neurotensin, Gastrin, ACTH,…
Tham khảo:
Bài giảng sinh lý học, ĐH Y Dược Cần Thơ năm 2009, trang 177-180.
Sinh lý học y khoa tập II, ĐH Y Dược Tp HCM năm 2008, trang 174-180.
Sinh lý học tập II, ĐH Y Hà Nội năm 2000, trang 201-206.
[You must be registered and logged in to see this link.]




Synap và các chất dẫn truyền thần kinh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
YD K34 ĐHYD Cần Thơ :: Góc Học Tập :: Y Học Cơ Sở :: Sinh Lý Học-